Thông tin về các hồ sơ môi trường cần lập cho dự án năm 2021

Với các hoạt động sản xuất kinh doanh chính thức đi vào hoạt động thì ngoài các giấy tờ liên quan đến cấp phép hoạt động ra thì quý doanh nghiệp cần lập thêm các loại hồ sơ môi trường theo quy định. Vậy những loại hồ sơ môi trường nào mà doanh nghiệp cần lập trước và sau khi đi vào hoạt động ? Xem qua nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.

Hiểu như thế nào là hồ sơ môi trường

Hồ sơ môi trường là các giấy tờ liên quan đến vấn đề môi trường tại khu vực dự án hoạt động, bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần lập nhằm mục đích giám sát, ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của doanh nghiệp trong việc triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu vực dự án triển khai, ngoài ra cũng giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về bảo vệ môi trường như đã cam kết.

Việc thực hiện hồ sơ môi trường được ban hành kèm theo các luật môi trường như sau:

– Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;

– Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Ngày 29 tháng 05 năm 2015.

– Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ-CP Ngày 14/02/2015;

Tìm hiểu kỹ hơn về những loại hồ sơ mà doanh nghiệp cần lập trước và sau khi hoạt động ngay trong phần sau bài viết nhé.

Tìm hiểu các loại hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp

1. Các loại hồ sơ môi trường các doanh nghiệp cần lập trước khi hoạt động:

Với các dự án kinh doanh thì tùy vào quy mô, ngành nghề kinh doanh mà phải tiến hành lập các loại hồ sơ môi trường, điển hình như sau:

– Hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường: thường được lập cho các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất không thuộc nhóm đố tượng được quy định tại Phụ lục II và IV trong nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Có thể lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường nếu doanh nghiệp thay đổi về địa điểm hoạt động hoặc không triển khai thực hiện dự án trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt.

– Hồ sơ đánh giá tác động môi trường ĐTM: đối tượng thực hiện được quy định chi tiết tại Phụ lục II nghị định 18/2015/NĐ-CP. Mục đích lập hồ sơ chính là giúp cho doanh nghiệp đánh giá, dự báo nguồn thải có thể phát sinh sau khi dự án hoạt động, từ đó có thể triển khai các phương án cũng như biện pháp giúp cho doanh nghiệp xử lý nguồn thải, đảm bảo dự án hoạt động không gây ô nhiễm môi trường.

Trong một số trường hợp, quý doanh nghiệp phải lập lại ĐTM nếu không triển khai dự án trong thời gian 2 năm kể từ ngày quyết định phê duyệt ĐTM có hiệu lực, hoặc nếu chủ dự án thay đổi địa điểm hoạt động, tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ so với phương án trong bản ĐTM đã được phê duyệt thì cần phải lập lại.

Các loại hồ sơ mà doanh nghiệp cần lập sau khi đi vào hoạt động

Sau khi dự án đã đi vào hoạt động và nhất thiết đã lập 2 loại hồ sơ môi trường ban đầu nêu trên, thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà cần thiết hoặc không cần thiết quý doanh nghiệp cần lập thêm một số loại hồ sơ sau:

– Báo cáo công tác bảo vệ môi trường: các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì định kỳ mỗi năm đều phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Hồ sơ này là tập hợp các báo cáo môi trường hàng năm doanh nghiệp cần lập như báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo quản lý chất thải công nghiệp, quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, phế liệu và khai thác khoáng sản,… Chu kỳ lập hồ sơ sẽ từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 và phải nộp trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.

– Báo cáo hoàn thành ĐTM: hay còn gọi là báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, việc tiến hành lập hồ sơ sẽ giúp cho cơ quan môi trường xác nhận lại việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường đã đúng, đầy đủ và hợp lệ hay không, giống như trong bản ĐTM mà doanh nghiệp đã cam kết.

– Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại: đối với các chủ nguồn thải CTNH nếu phát sinh thương hay định kỳ hàng năm với lượng chất thải 120 kg/ năm và có chứa các thành phần nguy hại thì cần phải lập hồ sơ này.

– Giấy phép khai thác nước ngầm được lập với trường hợp dự án khai thác để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Đề án xả thải / báo cáo xả thải

– Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm

-… và một số loại hồ sơ khác.

Việc không thực hiện hoăc không chấp hành quy định về môi trường, thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ cơ quan môi trường. Tùy vào mức độ cũng như quy mô mà doanh nghiệp có thể bị phạt tiền, thu hồi giấy phép, thậm chí là yêu cầu đóng cửa ngừng kinh doanh.

Qúy khách hàng nếu có nhu cầu cần thực hiện hồ sơ hoặc cần tư vấn và hỗ trợ thêm về những loại giấy tờ, hồ sơ môi trường mà chúng tôi đã đề cập trong nội dung bài viết. Các bạn có thể liên hệ với công ty tư vấn môi trường SGE qua hotline: 0909997365 để được tư vấn cũng như hỗ trợ thêm nhé.

Rate this post