Môi trường tại Việt Nam đang bị đe dọa từ các hoạt động của con người, sự tàn phá của các hiện tượng thiên nhiên. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm là từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người, phát sinh chất thải ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vì thế để đảm bảo các dự án hoạt động không gây ô nhiễm môi trường thì định kỳ các doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường, nhất thiết phải lập các loại hồ sơ môi trường để quan trắc nguồn thải ô nhiễm, xem xét nguồn thải nào vượt mức ô nhiễm cho phép từ cơ quan chức năng và từ đó có phương án, biện pháp ngăn chặn xử lý một cách phù hợp nhất. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một trong những loại hồ sơ doanh nghiệp cần lập định kỳ mỗi năm. Xem những thông tin liên quan đến hồ sơ này trong bài viết sau nhé.
Định kỳ mỗi năm doanh nghiệp vì sao cần lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường ?
Đầu tiên bạn cần phải hiểu báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một loại hồ sơ như thế nào. Đây là một hình thức đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại dự án và cuối năm báo cáo về cơ quan có thẩm quyền. Mục đích của việc lập hồ sơ chính là quan trắc, theo dõi số liệu của doadnh nghiệp, đánh giá mức độ tác động nguồn thải ô nhiễm phát sinh, từ đó có những phương án và biện pháp xử lý nguồn thải một cách phù hợp nhất.
Định kỳ 3 tháng, 6 tháng doanh nghiệp phải đánh giá tổng quan nguồn thải ô nhiễm phát sinh như nguồn nước thải, khí thải, chất thải rắn bằng các biện pháp đo đạc, lấy mẫu, tính toán chất lượng nguồn thải, tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định.
>> Tìm hiểu thêm về hồ sơ khác: báo cáo hoàn thành ĐTM
Nội dung cần có trong bản báo cáo công tác bảo vệ môi trường
– Thứ nhất, tiến hành theo dõi số lượng, thực trạng cùng diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động kinh doanh của cơ sở đến chất lượng môi trường.
– Thứ hai, định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các nguồn thải ô nhiễm, các thông số đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tần suất đo đạc sẽ thực hiện theo nội dung trong bản ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã lập trước đó.
– Thứ ba, tiến hành theo dõi các vấn đề, yếu tố liên quan đến dự án như: xói mòn, sạc lở, lún đất, xói lở bờ sông, suối, ao hồ, bồi lắng sông suối, thay đổi mực nước mặt nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn,… và các tác động khác.
Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho đối tượng nào và nộp ở đâu ?
Theo quy định của chính phủ thì các doanh nghiệp, các dịch vụ sản xuất kinh doanh đã tiến hành lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường ĐTM thì sau khi đi vào hoạt động phải tiến hành lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm.
Khi hoàn thành hồ sơ, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp tại cơ quan đã phê duyệt hồ sơ ban đầu cho doanh nghiệp hay nộp tại Sở TNMT, BQL Khu công nghiệp, khu kinh tế nơi dự án hoạt động.
Chu kỳ lập hồ sơ sẽ từ ngày 1/1 đến 31/12 và nộp trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết giới thiệu về hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của công ty tư vấn môi trường SGE chúng tôi. Mọi thông tin cần được hỗ trợ và tư vấn thêm, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0909997365.