Xử lý nước thải sinh hoạt là một trong những công đoạn rất cần thiết để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Có nhiều lý do mà chúng ta cần xử lý nước thải trước khi đưa ra lại môi trường. Vậy nước thải sinh hoạt là gì ? Thành phần và tính chất ra sao ? Vì sao cần phải xử lý nước thải sinh hoạt ? Xem qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Tìm hiểu về nước thải sinh hoạt và thành phần tính chất của nước thải
Nước thải sinh hoạt là gì ? Là một loại nước thải có nguồn gốc từ các hộ gia đình, trường học, các cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, nhà xưởng,… khi sử dụng với mục đích phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người.
Nước thải sinh hoạt bao gồm cặn bả, các chất hữu cơ bị phân hủy, các chất dầu mỡ, chất dinh dưỡng như (Photpho, Nito), các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh,…
Nước thải sinh hoạt được chia làm 2 loại bao gồm nước thải đen (nguồn nước thải ra từ nhà vệ sinh, bể phốt) và nước thải xám (nguồn gốc từ ăn uống, tắm giặt, vệ sinh hàng ngày).
Một số thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt, cụ thể như sau:
– COD: <500 mg/l
– BOD: <250 mg/l
– TSS (Tổng chất rắn lơ lửng): <200 mg/l
– Amoni: <80 mg/l
– PH: 5-8
>> Tìm hiểu thêm: xử lý nước thải y tế
Vì sao cần phải xử lý nước thải sinh hoạt ?
Nước thải sinh hoạt nếu không xử lý mà để thải trực tiếp ra ngoài môi trường bên ngoài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiểm môi trường xung quanh và làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của con người, của các loài động vật. Sau đây là 3 lý do cần phải xử lý nước thải sinh hoạt mà bạn nên biết:
– Thứ nhất, xử lý nước thải sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường: môi trường nước bao gồm các sông suối ao hồ, biển, đầm lầy,… đây có thể nói là môi trường sinh sống của hàng trăm, hàng ngàn loài cá, sinh vật và nhiều loại thủy sản. Các chất rắn lơ lửng trong nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý mà để thải ra môi trường nước sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước và tài nguyên thủy sinh, tăng độ đục của nước, giảm khả năng quan hợp của một số vi sinh vật hoại sinh.
Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, làm suy giảm nồng độ oxy có trong nước, phân hủy các chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan giảm sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến đời sống hệ sinh vật thủy sinh. Vì thế, hãy tiến hành xử lý nước thải sinh hoạt để đảm bảo nguồn nước sạch, nâng cao chất lượng môi trường sống cho các động vật hoang dã.
– Thứ hai, xử lý nước thải sẽ ngăn ngừa các bệnh tật: vì sao lại nói như thế, nếu không xử lý nước đúng cách, nước thải ô nhiễm thải ra môi trường bên ngoài sẽ gây bệnh cho động thực vật, thậm chí cả con người. Trong nước thải có nhiều chất hữu cơ phân hủy sẽ gây mùi hôi khó chịu, phát tán trong không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người.
Ngoài ra, các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải có thể xâm nhập vào cơ thể con người trong quá trình sử dụng, gây nhiều bệnh ngoài da nguy hiểm. Vì thế cần xử lý nước thải để đảm bảo loại bỏ được hết vi khuẩn gây bệnh, các chất độc hại trước khi thải ra môi trường tự nhiên.
– Xử lý nước thải để nâng cao chất lượng cuộc sống: nước không chỉ cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt hàng ngày mà nó còn là nơi giải trí, phục vụ vui chơi cho con người. Vì thế xử lý nước thải để đảm bảo nguồn nước được trong sạch là điều rất cần thiết, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hi vọng với bài viết ngày hôm nay, các bạn có thể hiểu hơn về tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt. Nếu cần đơn vị chuyên xử lý nước thải sinh hoạt như SGE chúng tôi thay mặt thực hiện thiết kế thi công hệ thống cho doanh nghiệp, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty SGE chúng tôi thông qua hotline: 0909997365 để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.
>> Xem thêm về một dịch vụ khác: báo cáo quan trắc môi trường định kỳ