Đề án bảo vệ môi trường là một loại thủ tục và hồ sơ pháp lý các doanh nghiệp cần lập nếu đã lỡ đi vào hoạt động nhưng chưa lập các loại hồ sơ môi trường ban đầu. Trong quá trình hoạt động nếu doanh nghiệp chưa tiến hành lập ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường thì tùy theo quy mô và loại hình dự án mà các doanh nghiệp cần lập đề án chi tiết hoặc đề án đơn giản. Tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến đề án môi trường ngay trong bài viết sau nhé.
Những lý do cần phải lập đề án bảo vệ môi trường cùng đối tượng thực hiện
Việc lập đề án bảo vệ môi trường thường với mục đích theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh tại khu vực dự án hoạt động. Qua đó có thể đánh giá được mức độ tác động nguồn thải ô nhiễm giúp cho doanh nghiệp phát hiện và ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, đưa ra biện pháp xử lý môi trường sao cho phù hợp nhất.
Về đối tượng thực hiện, lập hồ sơ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, ở khu dân cư, khu đô thị, các nhà máy, bệnh viện, khách sạn, nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động nhưng chưa có lập ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường.
Các công việc cần thực hiện khi lập đề án môi trường
Đề án bảo vệ môi trường được chia làm 2 loại:
– Đề án bảo vệ môi trường đơn giản: được quy định cụ thể tại Điều 15 Chương 2 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 02 năm 2012
– Đề án bảo vệ môi trường chi tiết: được quy định cụ thể tại Điều 3 Chương 2 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 02 năm 2012.
Sau đây là một số công việc cần tiến hành thực hiện khi lập đề án môi trường:
– Thứ nhất, tiến hành khảo sát và thu thập các số liệu về hiện trạng môi trường, hiện trạng hoạt động của công ty.
– Thứ hai, khảo sát và tiến hành thu thập các số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án hoạt động.
– Thứ ba, khảo sát về điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến hoạt động của công ty.
– Thứ tư, xác định các nguồn gây ô nhiễm từ dự án như nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại, tiếng ồn, các loại chất thải phát sinh khác trong quá trình dự án hoạt động.
– Thứ năm, tiến hành việc thu thập mẫu nguồn thải như nước thải, khí thải xung quanh, khí thải tại nguồn nơi dự án hoạt động và phân tích tại phòng thí nghiệm.
– Thứ sáu, tiến hành đánh giá về mức độ tác động của nguồn thải ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
– Thứ bảy, tiến hành liệt kê cũng như đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
– Thứ tám, xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm phát sinh, đồng thời dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
– Thứ chín, đề xuất các phương án xử lý nước thải, xử lý khí thải, thực hiện các phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
– Thứ mười, xây dựng chương trình giám sát môi trường
– Thứ mười một, soạn thảo công văn và hồ sơ đề nghị tiến hành phê duyệt đề án
– Mười hai, thành lập đoàn kiểm tra thực tiễn về các phương án bảo vệ môi trường mà dự án đã thực hiện.
– Và cuối cùng, thẩm định và phê duyệt dự án.
Cảm ơn quý doanh nghiệp đã theo dõi bài viết giới thiệu về hồ sơ đề án bảo vệ môi trường mà công ty tư vấn môi trường SGE chúng tôi thực hiện, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0909997365, nhân viên của SGE sẽ gọi lại và tư vấn ngay cho khách hàng nhé.
>> Tìm hiểu thêm hồ sơ khác: báo cáo công tác bảo vệ môi trường