Đánh giá tác động môi trường ĐTM là một loại hồ sơ pháp lý bắt buộc các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư cần tiến hành thực hiện lập theo quy định của pháp luật. Vậy bạn có biết ĐTM là gì hay không ? Đối tượng thực hiện hồ sơ này như thế nào và cơ sở pháp lý liên quan đến hồ sơ này ra sao ? Xin mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết hôm nay để hiểu rõ hơn nhé.
Hiểu như thế nào là đánh giá tác động môi trường ĐTM ?
Đánh giá tác động môi trường là hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn và giảm thiểu tác động tiêu cực từ dự án đến môi trường, được quy hoạch cũng như nâng cao nhận thức của người dân.
Đánh giá tác động môi trường sẽ được đánh giá cùng với việc lập kế hoạch trước quá trình đưa ra quyết định để đảm bảo rằng các giải pháp trong tương lai có thể bị ảnh hưởng. ĐTM là một công cụ lập kế hoạch trong đó thì các kết quả đánh giá sẽ được tính đến trong quá trình tùy ý của giấy phép dự án. Bản thân ĐTM không phải là giấy phép và không cho phép dự án bắt đầu hoạt động.
Vậy với loại hồ sơ ĐTM thì cần tiến hành lập cho những nhóm đối tượng nào ? Xem phần sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
>> Tìm hiểu về một loại hồ sơ khác: mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường
Tìm hiểu các đối tượng cần tiến hành lập hồ sơ ĐTM theo quy định
Dựa theo phụ lục II trong nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành và quy định về các đối tượng thực hiện ĐTM bao gồm:
– Thứ nhất, bao gồm những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của chính phủ, Quốc Hội như các dự án về năng lượng, điện tử, phóng xạ, các dự án thủy lợi, dầu khí, giao thông, xây dựng,…
– Thứ hai, các dự án sử dụng đất bao gồm khu bảo tồn thiên nhiên, các khu danh lam thắng cảnh, khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia, khu di tích lịch sử,…
– Thứ ba, lập cho các dự án có quy cơ và tác động xấu đến môi trường, chẳng hạn như các dự án về luyện kim, điện tử, các dự án cơ khí, chế biến khoáng sản, khai thác rừng,…
– Thứ tư, bao gồm các dự án cải tạo, mở rộng, nâng công suất của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động và đã được phê duyệt ĐTM, hay các loại hồ sơ môi trường tương đương.
Trong quá trình thực hiện lập đánh giá tác động môi trường ĐTM, các doanh nghiệp phải tiến hành tham vấn UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi dự án triển khai cũng như các tổ chức, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp đến dự án.
Tìm hiểu cơ sở pháp lý và hồ sơ cần thiết khi nộp đánh giá tác động môi trường ĐTM
1. Cơ sở pháp lý:
– Căn cứ theo nghị định 40/2019/NĐCP ban hành ngày 13/5/2019
– Căn cứ theo thông tư 25/2019/TT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2019.
2. Hồ sơ cần có:
– Bản sao giấy chứng nhận đầu tư / giấy phép kinh doanh.
– Biên bản thỏa thuận địa điểm xây dựng
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất / hợp đồng thuê đất.
– Báo cáo đầu tư (nếu có)
– Bản đồ vị trí dự án
– Bản vẽ tổng mặt bằng, thoát nước thải, nước mưa.
– Bản vẽ hệ thống xử lý môi trường (nếu có)
… tùy vào một số trường hợp mà doanh nghiệp có thể thêm bớt một số loại giấy tờ liên quan.
Khi hoàn thành hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp tại các cơ quan môi trường sau: nộp tại Sở TNMT, các ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, tại Bộ TNMT nơi dự án hoạt động…
Cảm ơn quý doanh nghiệp đã theo dõi bài viết trên của công ty tư vấn môi trường SGE chúng tôi, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua hotline: 0909997365, nhân viên chúng tôi sẽ gọi lại hỗ trợ thêm nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: báo cáo tình hình xả thải hàng năm