Hồ sơ môi trườngThực trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có đội ngũ nhân viên hoặc chưa có kinh nghiệm liên quan đến việc bảo vệ môi trường, thực hiện lập hồ sơ môi trường, dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị xử phạt từ cơ quan môi trường do không lập hồ sơ môi trường cũng như không tiến hành các phương án, biện pháp bảo vệ môi trường.
Vậy hồ sơ môi trường là gì ? Vì sao phải lập và không lập có bị phạt không ? Những loại hồ sơ nào cần lập ? Xem qua nội dung bài viết ngày hôm nay để hiểu rõ hơn nhé.
>> Tìm hiểu các hệ thống xử lý môi trường tiên tiến hiện nay: Công ty chuyên xử lý nước thải tại TPHCM
Hồ sơ môi trường là hồ sơ thế nào? Vì sao doanh nghiệp cần lập ?
Hồ sơ môi trường là những giấy tờ pháp lý, các văn bản hồ sơ liên quan đến vấn đề môi trường cũng như phương án thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường dựa trên quy định của pháp luật trong thông tư 25/2019/TT-BTNMT và nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Mục đích khi lập hồ sơ môi trường chính là giúp cho cơ quan môi trường có thể giám sát, quản lý doanh nghiệp trong vấn đề môi trường và công tác bảo vệ môi trường trước và sau khi dự án triển khai hoạt động.
Không lập hồ sơ môi trường doanh nghiệp có bị xử phạt hay không ? Tất nhiên là có nhé, việc không lập hồ sơ sẽ cản trở trong việc quản lý, giám sát môi trường của cơ quan chức năng, doanh nghiệp sẽ nhận biên bản xử phạt tùy vào mức độ vi phạm.
Vậy những doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì cần tiến hành lập những loại hồ sơ nào ? Xem qua phần sau để hiểu rõ hơn nhé.
Doanh nghiệp cần lập những hồ sơ môi trường nào ?
Với những doanh nghiệp mới thành lập chưa tiến hành đi vào hoạt động, trước khi lắp đặt các thiết bị máy móc tại doanh nghiệpdoanh nghiệp cần lập 1 trong 2 loại hồ sơ sau:
– Kế hoạch bảo vệ môi trường: hồ sơ áp dụng cho doanh nghiệp đầu tư mới, mở rộng quy mô dự án, nâng công suất. Đối tượng lập chi tiết quy định tại cột 5 phụ lục II nghị định 40/2019/NĐ-CP.
– Đánh giá tác động môi trường ĐTM: áp dụng lập cho dự án chưa đi vào hoạt động, thuộc đối tượng cột 3 phụ lục II thuộc nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì cần tiến hành triển khai định kỳ hàng năm các loại hồ sơ sau:
– Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (tên gọi khác là báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hoặc báo cáo giám sát môi trường định kỳ), hồ sơ được lập định kỳ hàng năm, đo đạc và phân tích nguồn thải ô nhiễm như những gì đã cam kết trong bản ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã lập trước đó, cuối năm tiến hành lập hồ sơ và nộp phê duyệt lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định phê duyệt hồ sơ. Chu kỳ quan trắc được tình từ ngày 1/1 đến 31/12 và phải lập nộp hồ sơ trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.
– Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại: hồ sơ này được lập với các doanh nghiệp, cơ sở phát sinh chất thải nguy hại. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn không cần thiết phải đăng ký sổ chủ nguồn thải, xem chi tiết trong nghị định 38:2015/NĐ-CP
– Hồ sơ khai thác nước ngầm: lập cho doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng và khai thác nước ngầm
– Báo cáo xả thải/ đề án xả thải: được thực hiện áp dụng cho doanh nghiệp có phát sinh nước thải và xả thải ra ngoài môi trường.
– Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm
– Báo cáo hoàn thành ĐTM
… và một số loại hồ sơ khác.
SGE là một công ty tư vấn môi trường, có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi hoạt động với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, nắm rõ từng chi tiết nhỏ trong ngành quản lý môi trường, giúp doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ pháp lý đúng và chính xác nhất có thể.
Mọi thông tin quý khách hàng cần được hỗ trợ và tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0989.203.982, nhân viên của SGE sẽ gọi lại tư vấn thêm nhé.
>> Tìm hiểu một sản phẩm do SGE cung cấp:Công ty cung cấp màng lọc MBR mbr dạng sợi rỗng