Bùn vi sinh tại Thành Phố Thủ Đức

Công ty Môi Trường Sài Gòn ( SGE ) cung cấp các loại bùn vi sinh hoạt tính sử dụng trong các bể sinh học để xử lý nước thải.

Bùn vi sinh hoạt tính được ứng dụng trong các bể sinh học như: bể sinh học hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí, …

Phương pháp ứng dụng xử lý nước thải bằng bùn vi sinh mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là phương pháp này mang lại hiệu quả xử lý cao.

Công ty chúng tôi là đơn vị cung cấp các vật tư, thiết bị của ngành môi trường hơn 14 năm là nhà nhập khẩu, sản xuất và phân phối uy tín, sản phẩm chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.

Ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải bằng bùn vi sinh hoạt tính

– Hiệu quả xử lý cao: Bùn vi sinh có khả năng loại bỏ BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) rất cao, giúp nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường vi sinh vật trong bùn hoạt tính có thể phân hủy chất hữu cơ và các chất ô nhiễm khác, cải thiện chất lượng nước thải. Đặc biệt hiệu quả với nước thải chứa BOD cao.

– Chi phí vận hành thấp: So với nhiều phương pháp khác, chi phí duy trì hệ thống bùn vi sinh thường thấp hơn.

– Linh hoạt trong nhiều ứng dụng: Bùn vi sinh hoạt tính có thể được sử dụng trong nhiều hệ thống xử lý nước thải khác nhau và có khả năng thích nghivới các điều kiện môi trường nước thải khác nhau.

– Ứng dụng rộng rãi: Được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xử lý nước thải đô thị và có thể áp dụng cho nhiều loại nước thải công nghiệp.

– Thân thiện với môi trường: Đây là giải pháp thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe, được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước thải bằng bùn vi sinh hoạt tính này cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:

Quản lý bùn: Cần phải kiểm soát lượng bùn sinh ra và xử lý bùn thải. Nếu không kịp thời tách bùn, các sinh khối vi sinh vật trong bùn sẽ tự phân hủy gây ô nhiễm thứ cấp và hiện tượng bùn khó lắng.

Yêu cầu về không khí: Cần cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật, dẫn đến chi phí năng lượng.

Vận hành phức tạp: Đòi hỏi người vận hành phải có trình độ chuyên môn nhất định để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý như tuổi của bùn, hàm lượng chất dinh dưỡng đầu vào, nồng độ oxy hòa tan và pH.

Dễ bị ảnh hưởng bởi tải trọng lớn và nồng độ chất độc hại cao: So với công nghệ MBBR, bùn hoạt tính nhạy cảm hơn với tải trọng lớn và nồng độ chất độc hại cao, nên thường được dùng để xử lý nước thải có quy mô nhỏ.

So với các phương pháp hóa học – vật lý, xử lý nước thải bằng bùn vi sinh là một lựa chọn kinh tế và hiệu quả hơn. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu có thể cao, nhưng bùn vi sinh có khả năng phân hủy các chất thải thành các sản phẩm cuối cùng ít độc hại hơn .

Phương pháp xử lý bùn vi sinh bằng bùn vi sinh hoạt tính
Phương pháp xử lý bùn vi sinh bằng bùn vi sinh hoạt tính

Thông số kỹ thuật bùn vi sinh đạt chuẩn

1.Các chỉ tiêu về nồng độ chất rắn:

  • TSS (Tổng chất rắn lơ lửng): 10-15%.
  • VSS (Chất rắn lơ lửng bay hơi): 80-100.
  1. Hoạt tính sinh học :
  • BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa): Phản ánh khả năng phân hủy sinh học của bùn .
  • COD (Nhu cầu oxy hóa học): Phản ánh tổng lượng chất hữu cơ có trong bùn .
  1. Thành phần vi sinh vật:
  • Đo chỉ số % vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác.
  • Phân tích tỷ lệ vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí có trong bùn vi sinh hoạt tính.
  1. Các yếu tố môi trường:
  • pH: Duy trì trong khoảng 6.5-8.8. Bùn vi sinh hoạt động hiệu quả nhất trong khoảng pH này.
  • Nồng độ oxy hòa tan (DO): Duy trì trong khoảng 2-4mg/l đối với bùn hiếu khí.
  • Nồng độ dinh dưỡng: Đảm bảo nồng độ nitơ (N) và photpho (P) cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật.
  • Tỷ lệ C/N: Ảnh hưởng đến hiệu suất phân hủy sinh học.
  1. Khả năng lắng và chỉ số SVI:
  • Chỉ số SVI (Sludge Volume Index): Đánh giá khả năng lắng của bùn, giúp xác định tình trạng bùn nén hoặc bùn nổi.
    • SVI thấp (dưới 100): Bùn dễ lắng.
    • SVI tốt thường ở mức 80-150 mL/g.
  • Độ lắng (SV30): Đo độ lắng của bùn trong 30 phút để đánh giá khả năng lắng và sự tập trung của bùn.
  1. Chỉ số F/M (Food to Microorganism ratio):
  • Kiểm tra lượng thức ăn cung cấp cho vi sinh vật trong bể Aerotank.
  • F/M = 0.1- 4kgBOD/ kg VSS.ngày .
  1. Các yếu tố khác:
  • Màu sắc và mùi: Bùn vi sinh hiệu quả thường có màu nâu đất hoặc nâu đỏ và mùi dễ chịu. Nếu bùn có màu đen hoặc mùi khó chịu, có thể bùn đã bị chết hoặc giảm chất lượng.
  • Kiểm tra bằng mắt thường: Bùn có dạng lơ lửng và bắt đầu lắng thì có hiện tượng tạo bông .

Để đạt hiệu quả xử lý tốt, bùn vi sinh cần đạt các tiêu chuẩn về mật độ vi sinh vật và khả năng xử lý chất hữu cơ. Cần kiểm tra thường xuyên các thông số và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Thông số kỹ thuật bùn vi sinh hoạt tính
Thông số kỹ thuật bùn vi sinh hoạt tính

Quá trình nuôi cấy bùn vi sinh trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

Quy trình nuôi cấy bùn vi sinh được ứng dụng nhiều nhất

Kiểm tra hệ thống:

– Đảm bảo hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và công nghệ phù hợp để nuôi cấy .

– Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, đăc tính nước thải cần xử lý.

– Lựa chọn men vi sinh phù hợp với loại nước thải và công nghệ xử lý.

Chuẩn bị bùn vi sinh:

– Có thể sử dụng bùn vi sinh từ các hệ thống khác (bùn lỏng hoặc bùn ép) hoặc sử dụng men vi sinh (chế phẩm sinh học).

– Nếu sử dụng men vi sinh, cần xác định liều lượng phù hợp dựa trên chủng loại men và nồng độ ô nhiễm của nước thải (COD, BOD). Liều lượng thường dùng là 2-10 ppm/ngày trong khoảng 20-21 ngày cho giai đoạn khởi động.

Khởi động hệ thống:

– Đối với hệ thống mới, cần khởi động hệ thống và kiểm tra, cài đặt các thông số thiết bị như máy bơm, máy khuấy, máy thổi khí.

– Điều chỉnh lưu lượng nước thải và lưu lượng khí cấp cho hệ thống.

Nuôi cấy bùn vi sinh:

    • Ngày 1: Cho bùn vi sinh vào bể, bổ sung men vi sinh (nếu cần), bật máy thổi khí sục liên tục. Kiểm tra các thông số như pH, DO, nhiệt độ, SV30 và ghi lại.
    • Ngày 2: Tắt máy sục khí để lắng 2 giờ, cho nước trong ra và cho nước thải vào với lưu lượng khoảng 20% tổng lưu lượng xử lý/giờ. Bật sục khí và tiếp tục bổ sung men vi sinh (nếu cần). Kiểm tra và ghi chép lại các thông số kỹ thuật của bùn vi sinh.
    • Ngày 3: Lặp lại quy trình như ngày 2, tiếp tục kiểm tra các thông số như pH, DO, độ màu, mùi của bùn, SV30 .
    • Tiếp tục quá trình trên, tăng dần lưu lượng nước thải vào bể và theo dõi sự phát triển của bùn vi sinh.

Duy trì hệ thống:

– Khi hệ thống đã ổn định, cần bổ sung vi sinh định kỳ (0.5 ppm/ngày) để duy trì mật độ và khả năng xử lý của bùn.

– Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật như pH, nhiệt độ, DO, chất dinh dưỡng.

Xem thêm bài viết:

Cách xử lý hiện tượng sốc tải trong bể hiếu khí

Bùn vi sinh tách nước tại TPHCM

Phương pháp đo chỉ số vi sinh trong bùn
Phương pháp đo chỉ số vi sinh trong bùn

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy bùn vi sinh

-Lưu lượng nước thải đầu vào: Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nuôi cấy và phát triển của vi sinh vật.

– Nồng độ các chất ô nhiễm: Cần đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm nằm trong ngưỡng cho phép để vi sinh vật có thể xử lý hiệu quả.

– Chất dinh dưỡng: Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho vi sinh vật theo tỷ lệ BOD5:N:P = 100:5:1. Có thể bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, đa lượng, enzyme.

– pH: Duy trì pH ở mức thích hợp (6.5-8.5, tối ưu là 7.5).

– Nhiệt độ: Duy trì nhiệt độ ổn định, khoảng 20-30°C.

– Oxy hòa tan (DO): Đảm bảo nồng độ DO trong khoảng 2-4 mg/l.

– Các chất độc hại: Tránh để các chất độc hại như dầu mỡ, xà phòng, chất tẩy rửa xâm nhập vào hệ thống, gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý của vi sinh vật.

-Tốc độ dòng chảy: Điều chỉnh tốc độ dòng chảy phù hợp để tạo điều kiện tiếp xúc giữa vi sinh vật và chất ô nhiễm, tránh rửa trôi bùn.

Kiểm tra và đánh giá chất lượng bùn vi sinh

– Quan sát bằng cảm quan:

  • Bùn hoạt động tốt có màu vàng nâu, ít váng bọt.
    •  Nếu bùn có màu đen, có thể do thiếu oxy hoặc có chất độc
    •  Đo mật độ bùn (SV30): Duy trì SV30 ở mức thích hợp (20-45% đối với bể hiếu khí).
  • Đo các chỉ số MLSS, MLVSS: Đánh giá hàm lượng chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ trong bùn.
  • Kiểm tra khả năng lắng: Đánh giá khả năng lắng của bùn để đảm bảo hiệu quả của quá trình lắng.
  • Phân tích hình thái vi sinh vật: Sử dụng kính hiển vi để quan sát và đánh giá sự đa dạng của vi sinh vật.

Các sự cố khi ứng dụng bùn vi sinh thường gặp và cách khắc phục:

-Bùn nổi: Có thể do thời gian lưu bùn lâu, nitrat hóa trong bể lắng, hoặc vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh.

– Bùn lắng chậm: Có thể do bùn non, thiếu dinh dưỡng hoặc có chất độc.

– Bùn già: Bùn có tuổi cao, xuất hiện bọt màu nâu sẫm, nhớt và có mùi hôi. Cần loại bỏ bớt bùn già và bổ sung bùn mới.

Lưu ý:

  • Quá trình nuôi cấy và vận hành hệ thống bùn vi sinh đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm.
  • Cần theo dõi và điều chỉnh các thông số thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình nuôi cấy bùn vi sinh trong vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Công ty cung cấp bùn vi sinh tại Thành Phố Thủ Đức

Công ty Môi Trường Sài Gòn chúng tôi là doanh nghiệp đứng đầu trong cung cấp các vật tư, thiết bị xử lý nước lý nước thải. Trong đó có dịch vụ cung cấp bùn vi sinh hoạt hoạt tính hiếu khí, hiếu khí, xe vận chuyển bùn vi sinh công ty chúng tôi có chính sách cung cấp giá tốt cho quý khách hàng.

Bùn vi sinh chúng tôi cung cấp cam kết đạt tiêu chuẩn để sử dụng cho các hệ thống xử lý nước thải.

Công ty chúng tôi có thể hỗ trợ kỹ thuật về vận hành, nuôi cấy bùn vi sinh, hệ thống nước thải hoạt động ổn định.

Công ty cung cấp bùn cấp bùn vi sinh giá rẻ tại Thành Phố Thủ Đức, đối với đơn hàng số lượng nhiều công ty có tặng vi sinh để bổ sung dưỡng chất cho quý khách bổ sung thêm vào hệ thống nước thải.

Công ty cung cấp bùn vi sinh hoạt tính tại Thành Phố Thủ Đức
Công ty cung cấp bùn vi sinh hoạt tính tại Thành Phố Thủ Đức

Hiện tại Công Ty chúng tôi có 2 loại bùn: Bùn loãng, bùn tách nước  quý khách cần hỗ trợ tư vấn liên hệ trực tiếp Công ty theo hotline: 0989.203.982 hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây:

Công Ty TNHH Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường Sài Gòn

  • Địa chỉ  : 822/23/16 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TPHCM
  • Hotline : 0989.203982
  • Email    : saigonenvitech@gmail.com
  • Website: saigonenvitech.com
Rate this post