Lời nói đầu tiên, cho phép công ty tư vấn môi trường SGE xin kính chúc quý khách hàng một ngày làm việc thật vui vẻ. Chúng tôi là công ty chuyên trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện lập hồ sơ môi trường cũng như xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải, khí thải cho doanh nghiệp tại TPHCM và một số tỉnh thành lân cận. Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được khá nhiều yêu cầu của doanh nghiệp về việc lập hồ sơ môi trường cho các dự án chuyên về dệt nhuộm. Thì nhân tiện bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin giải đáp một số thắc mắc liên quan đến 2 loại hồ sơ ban đầu đó là kế hoạch bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường ĐTM. Chi tiết như thế nào, xin mời các bạn cùng theo dõi ngay trong bài viết sau.
Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường của ngành công nghiệp dệt nhuộm
Nhiều năm trở lại đây, ngành công nghiệp dệt nhuộm ngày càng trở nên phát triển, góp phần lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Ngành công nghiệp dệt nhuộm đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoài ra còn thu được giá trị kinh tế lớn nhờ vào việc xuất khẩu. Không những thế, ngành dệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thực trạng cho thấy nhiều nhà máy, xí nghiệp dệt nhuộm ra đời ở nước ta, hầu hết đi vào hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải, thường có xu hướng thải nước thải trực tiếp ra sống suối, ao hồ,… Nước thải dệt nhuộm có mức độ ô nhiễm cao, độ kiềm cao, độ màu lớn và nhiều hóa chất độc hại, nếu không xử lý mà để thải ra ngoài môi trường sẽ gây nguy hại rất lớn đến các loài thủy sinh.
Để ràng buộc trách nhiệm, tạo sự chủ động của các doanh nghiệp trong vấn đề triển khai các phương án, các biện pháp bảo vệ môi trường trước và sau khi dự án dệt nhuộm đi vào hoạt động, các cơ quan môi trường đã ban hành các loại hồ sơ môi trường nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động thuận lợi nhất. 2 trong số nhiều loại hồ sơ doanh nghiệp cần lập phải kể đến kế hoạch bảo vệ môi trường và ĐTM. Chi tiết về hai loại hồ sơ này, doanh nghiệp có thể xem qua nội dung bài viết sau nhé.
Tìm hiểu về hồ sơ pháp lý kế hoạch bảo vệ môi trường
Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp với cơ quan môi trường, và đây là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn đi vào hoạt động. Qua việc lập hồ sơ, doanh nghiệp sẽ đề xuất được các phương án và giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo dự án đi vào hoạt động không gây ô nhiễm môi trường và dự án hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.
Mục đích lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường là giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá, dự báo được nguồn thải ô nhiễm phát sinh, qua đó có các phương án và biện pháp nhằm hạn chế, xử lý các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại nơi dự án hoạt động. Thực hiện chính sách phát triển KT-XH đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Về đố tượng thực hiện, kế hoạch bảo vệ môi trường áp dụng lập cho các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại phụ lục II trong nghị định 18/2015/NĐ-CP. Cụ thể hơn, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động, có quy mô vừa và nhỏ, bình quân sản lượng sản xuất trong 1 năm dưới 1 triệu sản phẩm, diện tích đất dưới 2 hecta thì cần phải tiến hành lập hồ sơ.
Trong trường hợp doanh nghiệp không triển khai thực hiện trong thời gian cam kết, hoặc thay đổi về địa điểm hoạt động, thay đổi công suất, quy mô hay quy trình sản xuất thì cần lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường.
Tìm hiểu hồ sơ pháp lý đánh giá tác động môi trường ĐTM
Bạn có thể hiểu đánh giá tác động môi trường ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động nguồn thải ô nhiễm phát sinh từ dự án ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố môi trường xung quanh, qua đó có các phương án bảo vệ môi trường thích hợp. ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).
Hồ sơ cũng là cơ sở để cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ về hiện trạng và chất lượng môi trường tại khu vực dự án hoạt động, từ đó có các phương án và biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu một cách phù hợp nhất có thể. Hơn thế nữa, kết quả giám sát chất lượng môi trường cũng là cơ sở để các cơ quan môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Khác với hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường, ĐTM được lập trong trường hợp doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động, có quy mô lớn, năng suất bình quân trung bình 1 năm trên 1 triệu sản phẩm, diện tích trên 2 hecta. Cụ thể là các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án về hạ tầng giao thông, điện tử, phóng xạ, năng lượng, thủy lợi, trồng trọ, dự án về thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, tái chế chất thải, cơ khí luyện kim, chế biến gỗ, thủy tinh, gốm sứ,… và nhiều dự án khác.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, xin vui lòng gọi qua hotline: 0909997365, để được hỗ trợ và tư vấn thêm nhé.