Hiểu thế nào là xử lý nước thải đúng cách ?

Ngày nay sự phát triển của nền kinh tế kéo theo hàng loạt các công ty, dự án mới ra đời. Bất cứ ngành nghề kinh doanh nào thì khi hoạt động đều có phát sinh nguồn thải ô nhiễm, đặc biệt là nước thài, vì thế xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho dự án là điều bắt buộc không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Vậy xử lý nước thải là gì ? Xử lý nước thải ra sao ? Xem qua nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn về những vấn đề này nhé.

Hiểu như thế nào là xử lý nước thải ?

Bạn có thể hiểu đơn giản như sau, xử lý nước thải chính là quá trình lọc và loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải xả ra ngoài môi trường. Phương pháp này bao gồm các quy trình sinh, lý hóa với mục đích loại bỏ tối đa các chất ô nhiễm và đưa nó ra ngoài nguồn nước được xử lý an toàn với môi trường.

Hoàn thành quy trình xử lý nước thải thường cho ra bùn và cần tiến hành thêm một số bước xử lý nữa trước khi đưa ra ngoài môi trường.

Với công nghệ hiện đại như ngày nay thì việc tái chế nước thải thành nước uống, nước sinh hoạt không phải là điều quá xa lạ. Tuy nhiên đa phần nhiều người không dám sử dụng nước này làm nước sinh hoạt gia đình mà thường dùng làm nước tưới rau,…

Nước thải là điều mà chúng ta vẫn thường hay gặp mỗi ngày, có thể nó xuất phát từ các khu dân cư, các nhà máy xí nghiệm, các hộ gia đình,… được đào thải qua hệ thống cống rãnh. Vậy xử lý nước thải như thế nào mới hợp lý ? Xem phần sau để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

>> Đọc thêm thông tin về: xử lý nước cấp sinh hoạt

Đôi nét thông tin về hệ thống xử lý nước thải

Khi xử lý nước thải thì dù ở bất cứ ngành nghề, công trình nào thì cũng cần xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho riêng mình. Đây là hệ thống được xây dựng từ một số công nghệ lọc nước đơn lẻ, giúp giải quyết tối đa các yêu cầu xử lý nước thải của từng nhà máy. Tùy thuộc vào loại nước thải thải ra như thế nào mà có công nghệ xử lý cho phù hợp.

Đối với một hệ thống xử lý nước thải thiết kế an toàn, khoa học thì sẽ giải quyết được các vấn đề như sau:

– Loại bỏ các thành phần gây ô nhiễm, độc hại có trong nguồn nước thải. Có thể đáp ứng được các chỉ số quy định như chất lượng nguồn nước sau khi xử lý,  đạt yêu cầu của Bộ TNMT.

– Đáp ứng đầy đủ các yếu tố về độ bền cũng như sự ổn định của hệ thống nhưng vẫn đảm bảo về chi phí đầu tư xây dựng và vận hành.

– Có thể tiến hành nâng cấp được hệ thống nếu có sự thay đổi về quy định, chỉ số hay chất lượng nguồn nước xử lý.

Tùy vào đặc điểm của từng loại nước thải khi xử lý mà khi tiến hành xử lý nước thải sẽ bao gồm những công đoạn như sau:

– Xử lý hóa học: có thể tiến hành với những công đoạn như keo tụ, tạo bông lắng, trung hòa độ pH, tuyển nổi,… nhằm điều chỉnh độ pH có trong nước thải cũng như loại bỏ các chất kim loại, các cặn lơ lửng và chất vô cơ trong nước thải.

– Xử lý cơ học: gồm các công đoạn như tách dầu mỡ thừa, tách rác, lắng cát, loại bỏ rác thải, cặn bả,… ra khỏi dòng nước thải.

– Xử lý sinh học: bao gồm công đoạn xử lý kỵ khí thiếu khí, hiếu khí,… để loại bỏ đi các thành phần gây ô nhiễm hưu cơ có trong nước thải.

– Lọc nước: công đoạn này sẽ loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn sót lại ở bước lọc trên.

Cảm ơn các doanh nghiệp đã theo dõi bài viết, hi vọng thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn đôi nét về hệ thống xử lý nước thải cần thực hiện, mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0909997365 để được hỗ trợ và tư vấn thêm nhé.

>> Có thể bạn quan tâm: xử lý nước thải ngành xi mạ

Rate this post