Các loại hồ sơ pháp lý mà doanh nghiệp cần thực hiện trong giai đoạn phát triển dự án

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập và chuẩn bị đi vào hoạt động thì nhất thiết phải tiến hành lập các loại hồ sơ môi trường. Vậy những loại hồ sơ nào mà doanh nghiệp cần tiến hành lập hồ sơ ? Đây cũng là băn khoăn của một số doanh nghiệp mới thành lập thắc mắc. Cùng theo dõi thêm một số thông tin liên quan đến những hồ sơ này ngay trong bài viết sau cùng công ty tư vấn môi trường SGE nhé.

1. Hồ sơ ban đầu cho doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động

– Đánh giá tác động môi trường ĐTM: là hồ sơ quan trọng được lập cho doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động và có công suất lớn hoặc bằng trong quy định tại phụ lục II trong nghị định 18/2015/NĐ-CP.

– Kế hoạch bảo vệ môi trường: áp dụng cho các doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động với công suất nhỏ hơn công suất quy định trong phụ lục II nghị định 18/2015/NĐ-CP.

2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Thường thì doanh nghiệp sau khi hoàn thành hồ sơ ban đầu như ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, thì tiếp theo đó sẽ tiến hành xin giấy phép xây dựng và thực hiện xây dưng đến khi nào hoàn tất. Sau khi đã đi vào hoạt động, định kỳ mỗi năm doanh nghiệp cần tiến hành lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường nhằm quan trắc, quản lý và giám sát nguồn thải phát sinh từ dự án, qua đó có phương án và biện pháp giải quyết một cách phù hợp nhất.

3. Tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải:

– Với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có phát sinh nước thải sản xuất thì phải tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đầu nối của khu công nghiệp trước khi đi vào hoạt động. Thời gian xây dựng mà các doanh nghiệp lựa chọn thường song song với quá trình xây dựng nhà xưởng.

– Với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp thì cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động. Dù dự án có lớn hay nhỏ thì chắc chắn nước thải sinh hoạt của công dân hay nước thải sản xuất đều phát sinh, vì thế cần phải xây dựng.

– Nếu doanh nghiệp có phát sinh khí thải hoặc hơi dung môi thì cần tiến hành xây lắp hệ thống xử lý khí thải trước khi đi vào hoạt động.

4. Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm:

Sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc lắp đặt dây chuyển cũng như các máy móc sản xuất và tiến hành chuẩn bị đi vào khâu sản xuất. Thì lúc đó doanh nghiệp cần lập báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và gửi đến các cơ quan phê duyệt ĐTM của dự án thông báo về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường. Sau khi được cơ quan cấp phép xác nhận các công trình đã đảm bảo được tiêu chuẩn thì doanh nghiệp lúc này mới có thể đi vào hoạt động một cách chính thức.

5. Giấy phép khai thác nước dưới đất:

Hồ sơ này áp dụng lập cho doanh nghiệp có sử dụng nước giếng, dự án nằm trong khu vực có chứa đường nước cấp đi qua hoặc thuộc ngành nghề ưu tiên sẽ đượ cấp giấy phép sử dụng nước ngầm để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thì cần xin giấy phép khai thác nước dưới đất.

6. Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại:

Lập nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại với tổng khối lượng lớn hơn 600 ký 1 năm.

… và còn nhiều loại hồ sơ khác.

SGE là công ty tư vấn môi trường với nhiều năm hoạt động trong nghề, chúng tôi am hiểu nhiều loại hồ sơ pháp lý cùng các loại hồ sơ môi trường, cam kết sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoàn thành hồ sơ tốt nhất có thể. SGE chúng tôi với nhân viên đông đảo, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực môi trường, cam kết có thể hoàn thành hồ sơ môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp. Mọi thông tin cần được hỗ trợ và tư vấn thêm, doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0909997365, nhân viên của SGE sẽ tư vấn và giải đáp thêm nhé.

> >Mời bạn xem thêm: đề án xả thải

Rate this post